Cơ hội và triển vọng của vị trí Data Analyst tại Việt Nam

Đối với các bạn trẻ, đặc biệt khi đến những năm cuối của chặng đường sinh viên, các bạn có thường xuyên suy nghĩ mình sẽ làm công việc gì ra trường hay không? Liệu mức lương khởi điểm sẽ là bao nhiêu? Liệu kiến thức mình học được ở trường có đáp ứng được nhu cầu tại các doanh nghiệp?…

Thế nhưng, điều đó có thực sự thiếu hợp lý khi chúng ta đã trau dồi kiến thức suốt những năm còn đi học để rồi lo lắng rằng những điều chúng ta học chưa đáp ứng được nhu cầu của nhà tuyển dụng. Nếu các bạn đang băn khoăn những câu hỏi như trên, hãy thử cùng tìm hiểu về vị trí chuyên gia phân tích dữ liệu (Data Analyst) và triển vọng của công việc này tại Việt Nam nhé; đây đã, đang và sẽ tiếp tục là ngành nghề hot tại Việt Nam.

    1. Data Analyst là gì

“Kỷ nguyên dữ liệu” – Giai đoạn mới của nhân loại trong thời đại công nghệ

Chúng ta đang sống trong một giai đoạn mà các nhà phân tích thị trường như Gartner và IDC đã gọi với một cái tên là “Kỷ nguyên dữ liệu”, một giai đoạn mà dữ liệu đã trở thành mạch máu cho hoạt động của các doanh nghiệp hiện đại. Thế giới đang đứng trước một sự bùng nổ dữ liệu vô cùng mạnh mẽ trong những năm qua, theo IDC, tổng dung lượng dữ liệu trên toàn thế giới đến năm 2025 có thể đạt đến 175 Zettabytes (175 tỉ Terabytes).

Một ví dụ để chúng ta dễ hình dung, một số dữ liệu thống kê về facebook như sau:

    • Người dùng đã chia sẻ 2,5 tỷ nội dung hàng ngày (cập nhật trạng thái + bài đăng trên tường + ảnh + video + bình luận).
    • 300 triệu ảnh được người dùng tải lên mỗi ngày.
    • 105 terabyte dữ liệu được quét qua Hive, ngôn ngữ truy vấn Hadoop của Facebook trong mỗi 30 phút.
    • 70.000 truy vấn được thực hiện trên các cơ sở dữ liệu này mỗi ngày.
    • 500 + terabyte dữ liệu mới được nhập vào cơ sở dữ liệu mỗi ngày
    • Với sự bùng nổ của dữ liệu, rõ ràng đã tạo ra một cơ hội lớn cho vị trí Data Analyst hiện nay, khiến đây là từ khóa hot trên các trang tuyển dụng tại Việt Nam và thế giới.

 Như vậy Data Analyst thực sự là gì?

    • Data Analytics hay phân tích dữ liệu là quá trình rút ra những kết luận có ý nghĩa từ vô số thông tin bị xáo trộn. Bằng cách khám phá dữ liệu một cách có hệ thống dựa trên các mẫu và mối quan hệ, Data Analyst hay các nhà phân tích dữ liệu là người tìm và truyền đạt những thông tin hữu ích bằng cách sử dụng những dữ liệu đó.
    • Để phân tích dữ liệu hiệu quả cần kết hợp nhiều kỹ thuật để hỗ trợ quá trình này. Chúng bao gồm thống kê, lập trình, trực quan hóa và hơn thế nữa.
    1. Những ngành nghề nào cần Data Analyst

Hiện nay, tất cả các doanh nghiệp, tổ chức đều cần nhân sự Data Analyst bởi lẽ:

    • Tăng trưởng nghề nghiệp: Theo thống kê ở thị trường Việt Nam, ngành phân tích dữ liệu là ngành phát triển nhất năm 2022 so với các khối ngành công nghệ. Theo nghiên cứu của Cục thống kê Lao động thì mức độ tăng trưởng của ngành phân tích dữ liệu có thể đạt đến 19% trong năm 2024. Nhu cầu này đến từ nhiều doanh nghiệp thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau
    • Các nhược điểm của mô hình tổng hợp dữ liệu thủ công hiện nay không đáp ứng được yêu cầu quản lý. Độ trễ cao về mặt thông tin, độ chính thấp của số liệu, tính hệ thống và bức tranh toàn cảnh của doanh nghiệp chưa rõ ràng là những yếu tố luôn hiện hữu và thúc đẩy các doanh nghiệp tìm đến những chuyên gia phân tích dữ liệu

Công việc Data analyst tại một số lĩnh vực cụ thể như sau:

    • Lĩnh vực ngân hàng: phân tích, tổng hợp dữ liệu phục vụ báo cáo cho Ngân hàng Nhà nước và quản trị nội bộ, ví dụ như phân tích và dự báo rủi ro tín dụng, khả năng thu hồi nợ; phân tích công tác nhân sự và hiệu suất của nhân viên, bộ phận; xác định lãi suất và dự báo NII; giám sát và kiểm soát rủi ro lãi suất; thiết lập mức độ chấp nhận rủi ro; phân tích chân dung khách hàng…
    • Lĩnh vực sản xuất: phân tích, đánh giá hiệu suất máy móc, thiết bị; phân tích thời gian sản xuất từng vị trí, từng máy; phân tích khả năng đáp ứng đơn hàng và mức tồn kho hợp lý; phân tích tỷ lệ phế phẩm, phế liệu; phân tích năng lực dư thừa của nhà máy; dự báo khả năng dư thừa/thiếu hụt nguyên vật liệu phục vụ sản xuất…
    • Lĩnh vực thương mại, mô hình chuỗi: phân tích số liệu và hiệu quả từng điểm bán, kênh bán; phân tích tỷ suất lợi nhuận gộp từng dòng sản phẩm, sản phẩm; phân tích và dự báo khả năng tăng trưởng của doanh nghiệp, khả năng hoàn thành kế hoạch kinh doanh; bản đồ điểm bán so sánh cùng kỳ, kỳ trước và các tháng gần nhất; phân tích hành vi khách hàng…

Và nhiều lĩnh vực khác…

    1. Mức lương và đãi ngộ của Data Analyst tại Việt Nam
    • Data Analyst hay nhà phân tích dữ liệu đang là ngành nghề hot không chỉ ở Việt Nam mà còn trên phạm vi toàn cầu. Không những thế, với tính chất công việc đa phần chỉ phải tiếp xúc với các con số và dữ liệu, bạn có rất nhiều cơ hội việc làm xuyên quốc gia với những mức lương khủng.
    • Dựa trên một vài tổng hợp từ Glints, mức lương của một Data Analyst sơ cấp tại Việt Nam rơi vào khoảng 10 triệu đồng/tháng. Đây là một mức lương khởi điểm tương đối cao so với mặt bằng chung. Không những thế, con số này có thể gia tăng nhanh chóng dựa trên kinh nghiệm và kỹ năng của bản thân.
    • Một Senior Data Analyst hoàn toàn có thể nhận mức lương từ 20 đến 40 triệu đồng/tháng. Ngoài ra, bạn còn có thể linh động làm việc cho nhiều dự án khác nhau cùng một lúc. Điều này giúp nâng tổng thu nhập trong một tháng của một nhà phân tích dữ liệu lên rất cao và khó đo lường cụ thể.
    1. Những điều cần trang bị để trở thành một Data Analyst xuất sắc

Có nhất thiết phải học chuyên ngành Công nghệ thông tin để trở thành Data Analyst hay không? Phải làm gì để trở thành Data Analyst? Những kiến thức nào bắt buộc phải có để là một Data Analyst xuất sắc?…

Có một điều chắc chắn rằng không phải cứ học công nghệ thông tin mới có thể trở thành một Data Analyst. Tại iERP hiện nay, có rất nhiều Data Analyst giỏi xuất phát từ các trường, chuyên ngành khối tài chính, quản trị kinh doanh…Sự phát triển của công nghệ đã giúp cho việc trở thành data analyst gần hơn cho tất cả những ai có nhu cầu tìm hiểu và có sự yêu thích với dữ liệu; biến những con số thành bức tranh toàn cảnh, rõ nét về sức khỏe của doanh nghiệp.

(Tham khảo thêm đánh giá của các bạn sinh viên về cơ hội nghề nghiệp Data Analyst tại đây)

Thế nhưng, để trở thành một Data Analyst thực thụ, hoặc đến mức xuất sắc, các bạn sẽ có rất nhiều việc cần học và tìm hiểu, ví dụ như:

    • Phương pháp & công cụ thu thập, xử lý và làm sạch dữ liệu
    • Phương pháp & công cụ thiết kế, trình diễn và phân tích dữ liệu
    • Phương pháp thu thập, phân tích yêu cầu quản trị, điều hành
    • Phương pháp để thiết kế giải pháp phân tích dữ liệu cho các doanh nghiệp
    • Chuyên môn về phân tích thống kê
    • Kỹ năng viết và giao tiếp
    • Chuyên môn trong lĩnh vực cụ thể (kế toán, nhân sự, tín dụng, chăm sóc khách hàng…)

Với kinh nghiệm nhiều năm xây dựng và kiến tạo đội ngũ phân tích dữ liệu, phát triển cộng đồng phân tích dữ liệu tại Việt Nam, iERP nhận thấy việc trở thành một Data Analyst thực thụ không khó nhưng cũng không hề dễ.

Không khó ở chỗ, hiện nay cộng đồng data analyst rất đông đảo, các tài liệu để nghiên cứu về vị trí này cũng nhiều hơn so với trước

Nhưng không dễ ở chỗ, để giúp các bạn có định hướng rõ ràng về công việc, tập trung vào đúng các chủ đề quan trọng và nhất là sự chia sẻ kinh nghiệm từ những người đi trước là tối cần thiết. Người này được gọi là mentor, một mentor tốt sẽ mang đến cho các bạn những kiến thức, trải nghiệm và bài học tuyệt vời. Và bài học tuyệt vời đó nên đến từ những dự án đã từng triển khai, những bài toán dữ liệu đã từng gặp, những góc nhìn quản trị đã từng tư vấn.

Và đội ngũ chuyên gia của iERP luôn sẵn sàng hoan nghênh các bạn đến với chúng tôi. Chúng ta sẽ cùng nhau tiến vào một lĩnh vực đầy cơ hội và nhiều niềm vui. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi nhé.

(Tham khảo thêm khóa đào tạo Data Analyst tại đây)

Công ty Cổ phần Dịch vụ iERP

Theo dõi chúng tôi tại: FacebookLinkedinYoutube

Email: info@ierp.vn


Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận