Là một doanh nghiệp xây lắp, bạn có thể đã biết tới Business Intelligence là gì? Nhưng đang băn khoăn Business Intelligence có ứng dụng được cho doanh nghiệp xây lắp không? Khi ứng dụng, lợi ích hệ thống đó mang lại như thế nào?
Cùng tìm hiểu bài viết dưới đây với những phân tích chi tiết về giải pháp chuyên ngành mà chúng tôi đã triển khai thành công cho nhiều doanh nghiệp xây lắp tại Việt Nam.
Trong những năm gần đây, các công trình xây dựng phát triển mạnh mẽ ở các thành phố lớn và các tỉnh lân cận. Cùng với đó là sự cạnh tranh ngày càng lớn của các doanh nghiệp xây lắp. Sự cạnh tranh đó thúc đẩy các doanh nghiệp phải đổi mới trong hoạt động sản xuất kinh doanh, sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên, áp dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật để tăng năng suất lao động, tìm cách thỏa mãn tốt nhất các nhu cầu của khách hàng. Trong bối cảnh đó, doanh nghiệp xây lắp cần làm gì?
Business Intelligence (BI) – Hệ thống thông tin quản trị thông minh là công cụ hỗ trợ việc ra quyết định, có thể mang lại quyền truy cập, phân tích và sử dụng các thông tin tối quan trọng của doanh nghiệp một cách thực tế và khả năng tương tác cao nhất. BI tập hợp và xử lý toàn bộ các loại dữ liệu thô đến từ các phần mềm nghiệp vụ, kể cả những file Excel rời rạc trong doanh nghiệp và biến chúng thành các biểu đồ, hình ảnh sinh động, dễ hiểu, dễ tương tác.
Xem thêm: Business Intelligence là gì? Khái niệm và những điều cần biết?
Giờ đây, thuật ngữ BI đã trở nên khá quen thuộc với các doanh nghiệp Việt Nam và được các doanh nghiệp ưu tiên triển khai trong kế hoạch phát triển của mình. BI được áp dụng phổ biến bởi tính hiệu quả của nó mang lại sự thành công, phát triển vượt bậc cho các doanh nghiệp. Vậy BI có áp dụng được cho doanh nghiệp xây lắp hay không? BI cho doanh nghiệp xây lắp như thế nào?
Đặc biệt là phần demo được trình bày trong video với các báo cáo phân tích từ tổng quan đến chi tiết cùng với bộ biểu mẫu nhập liệu đầu vào tiêu chuẩn như: Báo cáo quản lý đấu thầu, Báo cáo phân tích thiết bị,… Đây là một số ví dụ giúp các bạn có những cái nhìn sâu sắc về báo cáo cho từng hoạt động nghiệp vụ của doanh nghiệp.
Cách tiếp nhận thông tin quản trị sẽ thay đổi như thế nào so với hình thức báo cáo truyền thống trước đây? Cùng xem để hiểu rõ nhé!
Xem thêm: Đánh giá “sức khỏe” doanh nghiệp bằng hệ thống Business Intelligence
Các tổ dự án đi triển khai công trình ở xa trụ sở công ty với thời gian kéo dài 6 tháng, 1 năm hoặc nhiều năm. Điều này gây khó khăn cho Ban giám đốc khi muốn tổng hợp số liệu báo cáo để đưa ra những phương án điều chỉnh trong việc quản lý vật tư, hiệu quả dự án, …
Ngoài hiện trạng báo cáo thủ công, mất nhiều thời gian, bộ phận quản lý đấu thầu thường gặp vấn đề khác như: báo cáo chưa trực quan hóa, khả năng liên kết dữ liệu ở mức thấp, thiếu các phân tích. Ví dụ thời gian tham gia đấu thầu bình quân, tỷ lệ thắng , nguyên nhân trượt thầu, phân tích đối thủ…
Đối với công tác quản trị dự án, công trường, thời gian tổng hợp số liệu dài, chưa kịp thời, chưa thống nhất mẫu biểu. Vật tư, tài sản chưa quản lý đầy đủ, có thể dẫn tới thất thoát, hao hụt lớn cho công trường, dự án. Doanh nghiệp gặp khó khăn trong quá trình theo dõi sự luân chuyển thiết bị, thiếu các công cụ, chỉ số phân tích hiệu quả dự án (tiến độ/sản lượng/tiền về…)
Hiện trạng công tác quản trị – bộ phận tài chính kế toán. Đối với doanh nghiệp xây lắp, việc tổ chức công tác kế toán phải đảm bảo ghi chép đầy đủ, kịp thời tình hình hoạt động nhằm ghi nhận doanh thu, chi phí, xác định lợi nhuận. Trên cơ sở đó cung cấp thông tin cho nhà quản trị để ra quyết định về xử lý, đầu tư,… Tuy nhiên, thực tế kế toán thường tính toán tuổi nợ, theo dõi nợ vay thủ công; Thiếu các công cụ cảnh báo, phân tích hiệu quả chỉ số tài chính; Chưa phân tích kết cấu chi phí của đơn vị do danh mục khoản mục chi phí lớn. Dẫn tới thời gian quyết toán dài, chậm trễ báo cáo tài chính
Hệ thống BI tập hợp và xử lý toàn bộ các loại dữ liệu thô trong doanh nghiệp thành các biểu đồ, hình ảnh sinh động, dễ hiểu, dễ tương tác. Từ đó đem lại cho Ban lãnh đạo cái nhìn từ tổng thể toàn doanh nghiệp đến các thông tin chi tiết nhất. Như vậy BI sẽ giúp doanh nghiệp xây lắp giải quyết các vấn đề như:
Xem thêm: Giải pháp cho doanh nghiệp xây dựng, bất động sản
Dựa trên quá trình nghiên cứu, tìm hiểu và triển khai dự án BI cho các doanh nghiệp xây lắp, Công ty cổ phần dịch vụ iERP (iERP) đã đóng gói bộ sản phẩm – giải pháp xây dựng hệ thống thông tin quản trị cho các doanh nghiệp xây lắp.
Bộ sản phẩm có kiến trúc gồm có 5 cấu phần chính:
Sản phẩm đã thiết kế và chuẩn hóa các biểu mẫu phục vụ việc quản lý:
Ngoài các phần biểu mẫu quản lý, iERP còn thiết kế các danh mục hỗ trợ doanh nghiệp để hoàn thiện bộ biểu mẫu Excel như: danh mục nhân viên, danh mục dự án…
Ngoài ra, với tính năng xác nhận dữ liệu, Web Portal giúp người dùng nhận biết được các lỗi, thiếu sót trong dữ liệu của mình đang thực hiện.
Kho dữ liệu tập trung đảm bảo các yêu cầu:
Để hiểu rõ hơn về việc hệ thống BI xử lý dữ liệu như thế nào cho từng nguồn dữ liệu, chúng ta cùng tìm hiểu về một số mẫu báo cáo nghiệp vụ sau:
Giải pháp Business Intelligence cho doanh nghiệp xây lắp
Khi truy cập vào hệ thống báo cáo thông minh BI, Ban Lãnh đạo sẽ có bức tranh toàn cảnh về hoạt động của lĩnh vực xây lắp qua biểu đồ tổng quan của từng hạng mục của:
Giải pháp Business Intelligence cho doanh nghiệp xây lắp
Với biểu đồ phân tích hiệu quả dự án, Ban Lãnh đạo có các thông tin phân tích về:
Trên kinh nghiệm 20 năm tư vấn ứng dụng công nghệ thông tin trong quản trị doanh nghiệp, iERP triển khai thành công giải pháp BI cho nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước ở mọi ngành nghề kinh doanh. Dựa trên Datawarehouse tiêu chuẩn quốc tế, iERP đã xây dựng giải pháp chuyên biệt, tối ưu theo đặc điểm riêng của mỗi doanh nghiệp, đảm bảo khả năng mở rộng lâu dài. Giải pháp iERP triển khai mang tới sự đổi mới với công nghệ hiện đại, giao diện thân thiện và khả năng phân quyền nhiều cấp. Chắc chắn BI sẽ trở thành công cụ đắc lực cho nhà quản trị.
Xem thêm: Triển khai hệ thống Business Intelligence cho Tổng Công ty Cổ phần xây lắp điện 1
Bình luận