Sản xuất thời hiện đại – 3 cách dữ liệu chuyển đổi ngành công nghiệp

Dù muốn hay không, chúng ta phải thừa nhận rằng ngành sản xuất đang thay đổi ngày càng nhanh; hệ thống quản lý kinh doanh cũ đang dần đánh mất ưu thế khi không cung cấp các thông tin cần thiết, kịp thời giúp chủ doanh nghiệp ra quyết định. Trong thời điểm này, dữ liệu chính là chìa khóa mở ra lối đi mới cho doanh nghiệp. Dưới đây là 3 cách các doanh nghiệp sản xuất hàng đầu đã tạo ra sự thay đổi lớn nhờ dữ liệu

1. Nâng cao hiệu suất sản xuất, chất lượng sản phẩm nhờ phân tích tự phục vụ (Self-Service Data Analytics)

Nhân sự trong doanh nghiệp sản xuất thường tiếp nhận, chắt lọc thông tin từ số liệu được phòng CNTT thu thập thủ công trên phần mềm doanh nghiệp hoặc công cụ phục vụ kinh doanh. Cách làm cũ này khá phức tạp, cứng nhắc và tốn thời gian. Phương pháp tốt hơn là người dùng (bất kể vị trí và lĩnh nào trong doanh nghiệp, không bắt buộc là nhân viên CNTT) tự tạo ra Dashboard báo cáo trên nền tảng CNTT quản lý.

Phân tích tự phục vụ

Phân tích tự phục vụ (Self-service data analytics) được hiểu chung là các nhân viên trong doanh nghiệp được trao quyền xem và phân tích dữ liệu doanh nghiệp ứng với chuyên môn của họ. Đơn giản hơn, phân tích tự phục vụ là nhân viên được quyền tự xem – tự thực hiện phân tích dữ liệu; phục vụ cho mục đích, yêu cầu công việc. Từ đó bản thân mỗi nhân viên hành động để cải thiện hiệu suất công việc. Mỗi lãnh đạo sẽ có kế hoạch để cải tiến quy trình và kết quả kinh doanh cho doanh nghiệp.

Ví dụ: giám đốc nhà máy có thể truy cập và xem các dữ liệu liên quan tới tình hình tiêu thụ và sản xuất: đơn hàng cần giao trong tháng; sản lượng sản xuất trong từng ngày từng tuần. Nhờ đó, giám đốc nhà máy lên kế hoạch sản xuất cho tháng tới; đồng thời sắp xếp lao động hợp lý. Nhân viên mua hàng có thể truy xuất thông tin liên quan tới khối lượng nguyên vật liệu cần mua, khối lượng nguyên vật liệu dư thừa, ngân sách đã chi tiêu cho việc mua sắm, vv.

Tesla Motors Designs, một công ty sản xuất xe điện và các bộ phận truyền động nổi tiếng, cho biết việc áp dụng Phân tích tự phục vụ đã khuyến khích nhân viên khai phá dữ liệu nhiều hơn; từ đó tìm ra những cải tiến và ý tưởng mới cho sản xuất. “Một khi nhân viên được trao quyền truy cập dữ liệu; họ đặt ra nhiều câu hỏi hơn cho công việc; khả năng khai phá thông tin sâu hơn cũng được nâng cao. Nếu công ty đang cố gắng giải quyết triệt để vấn đề nào đó ảnh hưởng xấu đến công tác sản xuất trong nhiều tháng; việc xem xét, phân tích dữ liệu sẽ là chìa khóa giúp doanh nghiệp mở lối đi mới,” ông Will Bishop, kỹ sư thử nghiệm tại Tesla cho biết.

Hệ thống Báo cáo quản trị thông minh Business Intelligence trên nền tảng Tableau

Để việc trao quyền và phân tích dữ liệu thuận lợi, các doanh nghiệp thường tìm đến sự hỗ trợ của công cụ hoặc nền tảng công nghệ. Trong đó, Tableau được tổ chức Gartner (năm 2022) đánh giá lọt vào Top các công cụ hàng đầu trong việc phân tích dữ liệu và thực hiện Báo cáo thông minh. Có tính năng thân thiện với người dùng, Tableau biến việc phân tích dữ liệu và làm-xem báo cáo trở nên đơn giản, thú vị hơn.

Tại Việt Nam, các doanh nghiệp sản xuất hàng đầu hiện nay đã và đang chuyển hướng sang Báo cáo quản trị thông minh BI trên nền tảng Tableau; thay vì sử dụng Excel như truyền thống.

dashboard- san-xuat
Một trang Dashboard cho ngành Sản xuất được xây dựng bởi iERP

Trên đây là Dashboard thể hiện tình hình sản xuất theo ngày của một nhà máy sản xuất bao bì. Báo cáo thực hiện bởi các chuyên viên dữ liệu Công ty CPDV iERP.

Thay vì số liệu được trình bày trên các bảng tính Excel; dữ liệu được biểu diễn bằng các biểu đồ và màu sắc. Dashboard cho ta thấy ngay khả năng sản xuất của nhà máy theo từng loại sản phẩm của ngày. Ví dụ: ngày 3/9/2021, nhà máy sản xuất 147,000 vỏ bao bì. Trong tháng đó, nhà máy sản xuất được 1,248,000 vỏ bao, đạt 25% đề ra so với kế hoạch. Như vậy, để đạt kế hoạch đề ra, nhà máy cần đạt 75% mức sản xuất. Điều đáng mừng là sản lượng sản xuất đã tăng 40.67% so với cùng kì. Lãnh đạo nên chú ý tới dữ liệu quan trọng được báo đỏ như: sản lượng sợi giảm 31.63%; hoặc Mành PP và Ống Bao Gập Van đều đang giảm.

2. Thúc đẩy doanh số và kế hoạch vận hành nhờ tính năng Dự báo và Lập kế hoạch

Bước cải tiến lớn nhất trong sản xuất nên xuất phát từ “gốc rễ” – chuỗi cung ứng. Để sản xuất vận hành nhịp nhàng, bộ phận cung ứng nên có khả năng sử dụng hệ thống các thông tin khác nhau nhằm cung cấp vừa đủ hàng hóa và dịch vụ.

Với thời đại thông tin, doanh nghiệp sản xuất sở hữu và cần xử lý lượng lớn dữ liệu thô từ nhiều nguồn: dữ liệu về kế hoạch mua sắm, nhân công trên hệ thống ERP; thông tin đơn hàng trên hệ thống MES; ghi nhận chấm công; dữ liệu cảnh báo và sản xuất từ các thiết bị khác nhau; vv. Mỗi nguồn dữ liệu này như một ốc đảo thông tin. Nếu doanh nghiệp biết liên kết các ốc đảo này thành một bức tranh toàn cảnh; việc ra quyết định và tối ưu hóa vận hành sẽ dễ dàng hơn rất nhiều. Trong khi ở thời điểm hiện tại, hầu hết dữ liệu vẫn chỉ dừng ở các ốc đảo rời rạc.

Trong Dashboard báo cáo thông minh dưới đây, tính năng dự báo của Tableau giúp doanh nghiệp dự đoán các vấn đề sẽ xảy ra và cơ hội sắp đến với chuỗi cung ứng. Người dùng có thể chọn các phương pháp lập mô hình khác nhau như: “Linh hoạt”, “Xác định” hoặc “Tối ưu hóa Chi phí”. Khi doanh nghiệp đã kết nối các nguồn dữ liệu, sử dụng Báo cáo thông minh Tableau BI; tính năng dự báo sẽ dự đoán trường chỉ tiêu theo yêu cầu của doanh nghiệp.

Dashboard-chuoi-cung-ung-ierp

3. Chuỗi cung ứng linh hoạt nhờ tính năng Phân tích tức thời

Một ưu điểm lớn của Báo cáo quản trị thông minh BI là tính năng Phân tích và Cập nhật dữ liệu tức thời (Real-time Analytics). Tính năng này cho phép người dùng cập nhật và phân tích dữ liệu ngay tại thời điểm xem báo cáo. Ví dụ: ngày 12/9/2022, trưởng phòng mua sắm cần xem số lượng nguyên liệu vải trong kho ngay tại thời điểm đó. Với bảng tính Excel, việc này dường như là không thể. Tuy nhiên, Tableau cho phép trưởng phòng mua sắm hoàn toàn có thể xem dữ liệu ngay ngày hôm đó.

Dữ liệu sản xuất liên tục thay đổi nhưng chúng lại liên quan mật thiết tới nhau. Sử dụng dữ liệu đúng thời điểm là chìa khóa giúp công ty tối ưu vận hành, tăng lãi suất.

Kết luận

Ngày nay, dữ liệu đối với doanh nghiệp được coi như nguồn tài nguyên thô, là mỏ vàng; đặc biệt là doanh nghiệp sản xuất với đặc điểm nhiều quy trình vận hành; mẫu mã hàng hóa đa dạng. Tuy nhiên, doanh nghiệp đang để mỏ vàng ấy tồn tại trong các ốc đảo đơn lẻ, khó khai thác. Việc cần làm là liên kết các ốc đảo thông tin này lại với nhau, từ đó sử dụng công cụ phù hợp để khai phá.

>> Xem thêm:

Chuyên gia iERP đưa lời khuyên giúp doanh nghiệp giảm thiểu rủi ro khi Chuyển đổi số

Go live hệ thống Báo cáo quản trị online BI cho Công ty Cổ phần Xi măng Hạ Long

Công ty Cổ phần Dịch vụ iERP
Theo dõi chúng tôi tại: FacebookLinkedinYoutube
Hotline: 081 981 6699
Email: info@ierp.vn

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận