Hệ thống quản lý bảo dưỡng sửa chữa máy móc, thiết bị tại doanh nghiệp
Máy móc, thiết bị là tài những sản hữu hình của doanh nghiệp, đặc biệt trong các doanh nghiệp sản xuất hoạt động sản xuất kinh doanh có theo đúng kế hoạch và có ổn định hay không phụ thuộc rất lớn vào việc quản lý duy tu, bảo trì, sửa chữa máy móc, thiết bị.
CMMS (Computerized maintenance management system) và EAM ( Enterprise asset management) được biết đến là hai hệ thống quản lý việc vận hành bảo trì, sửa chữa thiết bị phổ biến nhất. Chúng đều có điểm tương đồng là hệ thống giúp tập trung thông tin để tạo điều kiện thuận lợi và tự động hóa các quy trình quản lý bảo trì. Nhưng EAM (thường nằm trong hệ thống ERP – như Oracle EAM, Infor EAM) có sự tổng thể hơn khi theo dõi toàn bộ vòng đời của máy móc, thiết bị từ khi hình thành, quá trình vận hành cho đến khi đã hỏng hoặc thanh lý.
Một hệ thống quản lý bảo dưỡng sửa chữa lý tưởng là khi nằm trong hoặc đã được tích hợp đầy đủ với hệ thống ERP (Enterprise resource planning) từ đó liên kết được với các phân hệ liên quan khác như quản lý kho, mua sắm, quản lý dự án, tài chính kế toán… mà ở đó có sự liên quan trực tiếp với nghiệp vụ sửa chữa bảo dưỡng máy móc thiết bị.
Vai trò của EAM trong hoạt động quản lý của doanh nghiệp
Hiện tại vẫn còn nhiều doanh nghiệp quản lý trên Excel, Vậy câu hỏi đặt ra là tầm quan trọng của eAM là gì, có cần EAM hay không?
=>> EAM rất quan trọng! EAM giúp các doanh nghiệp theo dõi, đánh giá, quản lý và tối ưu hóa chất lượng và độ tin cậy của máy móc, thiết bị dựa vào các yêu tố:
- Tập trung thông tin: EAM trả lời giúp người quản lý máy móc, thiết bị những câu hỏi như chúng ở đâu, chúng cần những gì, người bảo trì nên làm những gì và khi nào, tự động hóa quy trình;
- Nhất quán ứng dụng quản lý cho các nhóm tài sản: EAM giúp thiết lập một hệ thống công nghệ duy nhất để quản lý hầu như tất cả các loại tài sản. Các quy trình được thống nhất và chuẩn hóa cho các chức năng tài sản trên phạm vi rộng trong một doanh nghiệp;
- Giải quyết vấn đề trước khi nó xảy ra: Hỗ trợ khả năng phòng ngừa nhằm duy trì thiết bị hoạt động ổn định, liên tục. Nó giúp đảm bảo tuân thủ bảo hành và khắc phục các vấn đề làm gián đoạn sản xuất;
- Tối ưu hóa việc sử dụng tài sản: Dữ liệu lịch sử và thời gian thực được thu thập từ các thiết bị IoT và các công cụ phân tích và chẩn đoán giúp mở rộng tính khả dụng, độ tin cậy và tuổi thọ có thể sử dụng của tài sản vật chất.
Những lưu ý khi triển khai và sử dụng hệ thống quản lý bảo trị máy móc, thiết bị EAM
EAM quan trọng như vậy nhưng để vận hành được hiệu quả cần giải quyết được các vấn đề như:
Chuẩn hóa dữ liệu hồ sơ kỹ thuật: Là các thông tin xác định và kết cấu thiết bị, các hướng dẫn, yêu cầu bảo dưỡng, lắp đặt, sửa chữa. Hồ sơ cần được bồi đắp và hoàn thiện dần theo thời gian sử dụng EAM. Đây là nội dung mà ta có thể nói “Dục tốc bất đạt” khi triển khai;
Tuân thủ quy trình: Trong quá trình vận hành cần tuân thủ các chỉ dẫn, mốc thực hiện, quy trình thực hiện. Với việc quản lý bảo trì bảo dưỡng vẫn còn theo cảm tính của nhiều doanh nghiệp hiện nay thì đây là vấn đề cần lưu ý;
Tích hợp dữ liệu thông tin thiết bị với EAM: Để vận hành được hệ thống EAM một cách hiệu quả nhất thiết phải tích hợp để thu thập dữ liệu phản hồi từ máy móc, thiết bị. Thông tin được thu thập bao gồm các thông tin vận hành (Nhiệt độ, độ rung, độ ẩm…), thông tin sự cố, thông tin vị trí… Thông tin này thường được tích hợp qua các cơ sở dự liệu trung gian về EAM để đảm bảo không ảnh hưởng đến hoạt động vận hành hàng ngày của máy móc, thiết bị. Cơ chế tích hợp và dữ liệu tích hợp được thực hiện sao cho phù hợp với từng nhu cầu quản lý của doanh nghiệp.
Kết quả
EAM kết hợp với các thông tin máy móc, thiết bị được tích hợp sẽ tạo ra chu trình khép kín từ quá trình khởi tạo, theo dõi thông tin trong quá trình vận hành, quản lý hỏng hóc, cập nhật các thông số đo lường để lên được kế hoạch bảo dưỡng định kỳ nhằm ngăn chặn hỏng hóc; phân cấp và phân nhóm tài sản; liên kết tất cả các bộ phận có liên quan nhằm kế thừa, kiểm soát và tối ưu hóa trong quá trình vận hành, bảo trì tài sản.
Thông tin tổng hợp trên EAM (Oracle EAM)
Thông tin chi tiết của máy móc, thiết bị khi được tích hợp về EAM
Cảnh báo sự cố rõ ràng, tức thời và được phân loại:
Theo dõi thông số hoạt động đầy đủ:
Giao diện chi tiết theo từng máy móc, thiết bị:
Hành động khi có sự cố trên mobile application:
Kết Luận
Một hệ thống EAM tốt chính là cơ sở cho hoạt động sản xuất hiệu quả. Đây là công cụ đắc lực giúp tăng tính cạnh tranh của công ty trong thời đại kỷ nguyên số.
Hệ thống EAM là một trong những hệ thống lõi để phát triển các nền tảng công nghệ trong tương lai của doanh nghiệp như: nhà máy thông minh (smart factory), internet of thing (IOT), dữ liệu lớn (Big data).